Trang chủ Giới thiệu Tra cứu tài liệu Tổ chức Đăng ký thẻ góp ý
  Thư ba, Ngày 21/03/2023
THÔNG BÁO: Việc phục vụ tài liệu điện tử, tài liệu số miễn phí
MỤC tin tức
Tin hoạt động
Tin tức- Sự kiện
Tài nguyên Thư viện
sách - báo- tạp chí
Giới thiệu sách hay
Thư mục chuyên đề
Danh mục sách mới
Danh mục sách Địa chí
Văn bản chuyên ngành
Nghề thư viện
Thư viện thông báo
dành cho bạn đọc
Thủ tục làm thẻ
Lịch phục vụ bạn đọc
Nội quy thư viện
Thư viện cơ sở
tìm kiếm tài liệu



sách hay
Giới thiệu một số tác phẩm nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương văn hóa Việt Nam (1943 – 2023)” ------------------------------------------ Giới thiệu cuốn sách: Hồ Chí Minh tình cảm lớn của người dành cho văn hóa đọc và ngành thư viện ------------------------------------------ Giới thiệu cuốn sách: Chiến Dịch Trị - Thiên 1972 ------------------------------------------
Trang chủ > Tin tức- Sự kiện >
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Phát triển thư viện gắn với phát triển văn hóa đọc
 Đăng ngày: 17/06/2019    Lượt truy cập: 840  Xem đơn giản
   Qua thảo luận đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết ban hành Luật Thư viện, tạo khung pháp lý mới để phát triển sự nghiệp thư viện, phát triển văn hóa đọc, phục vụ việc học tập suốt đời của người dân, khắc phục bất cập trong thực tiễn hoạt động thư viện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Cần thiết ban hành Luật Thư viện

Các ý kiến đánh giá hệ thống thư viện ở nước ta, trong đó phần lớn thư viện công cộng cấp huyện, cấp xã, nhiều thư viện trường học chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đọc và khai thác thông tin của người dân; văn hóa đọc đã và đang bị lấn át bởi những hình thức tiếp cận thông tin mới. Vì vậy, việc đổi mới tổ chức, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thư viện là một nội dung cần thiết nhằm phát triển văn hóa đọc trong xã hội ngày nay. Đồng thời, nhiều đạo luật quan trọng đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung có những quy định tác động trực tiếp đến hoạt động thư viện. Điều này đặt ra yêu cầu cụ thể hóa cũng như có cơ chế bảo đảm việc thực thi các quyền này trong sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Bàn về chính sách phát triển thư viện, nhiều ý kiến phân tích, hoạt động thư viện là hoạt động công ích, vì cộng đồng là chủ yếu, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, nhân cách con người, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên phù hợp, khắc phục những vướng mắc, bất cập. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chính sách đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, trong đó cần quy định cụ thể hơn việc ưu tiên đầu tư phát triển tài nguyên số, hoạt động liên thông giữa các thư viện; phát triển hệ thống thư viện công cộng phù hợp với đặc thù các địa bàn, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa; khuyến khích xã hội hóa để huy động nguồn lực trong xã hội tham gia xây dựng, phát triển thư viện. 

Nêu quan điểm phát triển thư viện phải đồng hành với phát triển văn hóa đọc, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) khẳng định đây là quan điểm rất cần được thể hiện rõ trong dự thảo Luật, phải được cụ thể hóa thành những chính sách cụ thể.   

Viện dẫn một số nước có pháp luật về thư viện, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết tinh thần chung pháp luật các nước về lĩnh vực này đều nêu rõ vai trò của thư viện đối với xây dựng văn hóa con người của mỗi quốc gia và phát triển thư viện gắn với phát triển văn hóa đọc, đầu tư cho thư viện là đầu tư cho văn hóa, giáo dục. Theo đó, hoạt động thư viện được sự bảo trợ của Nhà nước với những chính sách cụ thể.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nêu quan điểm thiết kế Điều 4 của dự thảo Luật theo hướng quy định sự đầu tư của Nhà nước theo 3 mức độ: Ưu tiên, bảo đảm và hỗ trợ. Trong đó, mức độ ưu tiên cần đầu tư cho hiện đại hóa, số hóa thư viện công lập trọng điểm, hoạt động liên thông giữa các thư viện công lập trọng điểm với thư viện nước ngoài và các thư viện khác ở trong nước. Đặc biệt là xây dựng kho thư viện số hóa dùng chung.

Đối với mức độ bảo đảm, đại biểu đề nghị Nhà nước phải đảm bảo hoạt động của các thư viện công lập, sưu tầm, bảo quản giá trị của các tài liệu cổ quý hiếm; đảm bảo phát triển nguồn nhân lực thư viện.

Đối với tiêu chí hỗ trợ, theo đại biểu, Nhà nước cần khuyến khích các hoạt động xã hội hóa hoạt động thư viện. Đặc biệt, quan điểm về chính sách của Nhà nước về phát triển thư viện cần xuyên suốt trong toàn dự thảo Luật để tạo điều kiện phát triển thư viện theo hướng mở, thân thiện, tiện ích, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu đọc của người dân - đại biểu lưu ý.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Đoàn Thị Hảo phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Đoàn Thị Hảo (Thái Nguyên) cho rằng dự thảo Luật cần quy định rõ Nhà nước thực hiện đầu tư để phát triển thư viện, trong đó tập trung phát triển mạng lưới thư viện công lập, tăng cường dịch vụ lưu động, luân chuyển tài liệu tới các địa bàn có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật. Đồng thời, Nhà nước cần hiện đại hóa phát triển thư viện số, thúc đẩy sự liên thông giữa các thư viện trong nước và quốc tế. Nhà nước đầu tư tập trung cho một số thư viện trung tâm có vai trò quan trọng sưu tầm bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện. Theo đại biểu, hoạt động thư viện là hoạt động công ích không vì lợi nhuận, chủ yếu do Nhà nước thực hiện, nếu không có quy định cụ thể về đầu tư theo chính sách đầu tư công sẽ không giải quyết được những hạn chế, bất cập trong thực hiện, không khuyến khích được sự đầu tư của cộng đồng, khó triển khai xã hội hóa. 

Theo đại biểu Đoàn Thị Hảo, nội dung thư viện cộng đồng cần thiết được quy định trong dự Luật. Dẫn con số Việt Nam hiện có hơn 17 nghìn thư viện cộng đồng, đại biểu khẳng định cùng với thư viện cấp xã, thư viện cộng đồng phục vụ trực tiếp cho người dân tại cơ sở đã được thực tế khẳng định tính hiệu quả và vai trò trong việc cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu bạn đọc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân cơ sở, góp phần xây dựng đời sống văn hóa trong nhân dân... Do đó, nếu không được quy định rõ nội dung này trong dự Luật thì thư viện cộng đồng khó được duy trì, sau khi Luật ban hành không khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng trong thành lập và duy trì loại hình thư viện này - đại biểu nêu rõ.

Xây dựng thư viện số 

Nhiều ý kiến đánh giá xây dựng thư viện số hay kho tài nguyên số đang là xu hướng phát triển của thư viện hiện đại, đặc biệt khi thói quen và phương thức tiếp nhận thông tin của xã hội có rất nhiều thay đổi. Một số ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn khái niệm thư viện số, trong đó Ban soạn thảo nghiên cứu, quy định bao quát đầy đủ các yếu tố cấu thành như: Dữ liệu, công nghệ, con người, sản phẩm - dịch vụ thư viện, phương thức hoạt động và đảm bảo chính xác, đúng bản chất của thư viện số; tránh chồng chéo với các quy định khác có liên quan. Để xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên dùng chung giữa các thư viện, nhất là các thư viện có ngân sách đầu tư còn hạn chế, tạo điều kiện cho người dùng được tiếp cận với tài liệu số, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về quyền của các thư viện được tạo bản sao, số hóa và phổ biến tài liệu của thư viện phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật liên quan; đồng thời có những quy định về nguyên tắc điều chỉnh cơ bản liên quan đến người đọc và sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, tuân thủ pháp luật về thương mại điện tử...

theo https://thethaovanhoa.vn
  Các tin tức khác
Luật Thư viện sẽ góp phần phát triển sự nghiệp thư viện, phát triển văn... (29/05/2019)
Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng (29/05/2019)
Đọc và sách là điều vô cùng quan trọng để đất nước, dân tộc đi lên (24/04/2019)
Sẽ không còn mỗi nơi một kiểu (24/04/2019)
Dự án Luật Thư viện "Đích đến là người đọc" (11/04/2019)
Góp ý xây dựng tiêu chuẩn quốc gia Thông tin và Tư liệu - Thống kê thư viện... (03/04/2019)
Sở Văn hóa-Thể thao: Thành lập, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập... (15/02/2019)
Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình triển khai nhiệm vụ năm 2019 (07/01/2019)
Khơi dậy văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng (07/01/2019)
Hội thi "Dân vận khéo" trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 2018 (15/11/2018)
sách xem nhiều
Giới thiệu cuốn sách: Lịch sử Quảng Bình Giới thiệu cuốn sách: Lịch sử Quảng Bình
GIỚI THIỆU SÁCH: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - chân dung một huyền thoại. GIỚI THIỆU SÁCH: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - chân dung một huyền thoại.
Giới thiệu sách: Khoa bảng Quảng Bình và Giáo dục- Khoa cử Triều Nguyễn Giới thiệu sách: Khoa bảng Quảng Bình và Giáo dục- Khoa cử Triều Nguyễn
tin mới nhất

Đưa văn hóa đọc đến vùng cao biên giới

Khai mạc triển lãm ảnh, sách

Sách đến với các xã vùng biên giới

Giới thiệu không gian báo xuân tại thư viện tỉnh năm 2023

Video: Một số hình ảnh hoạt động tiêu biếu của Thư viện tỉnh Quảng Bình trong năm 2022

Chuyển đổi số lĩnh vực văn hóa-thể thao: Cần những giải pháp đồng bộ

Thư viện tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023

Thư viện tỉnh Quảng Bình phối hợp tổ chức ngoại khóa cho các em Trường mầm non song ngữ ANTSCHOOL

Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 ít người biết

Đại hội Chi bộ Thư viện tỉnh nhiệm kỳ 2022-2025

Chỉ đường

Video Thư viện
Quảng cáo
<

 

THƯ VIỆN TỈNH QUẢNG BÌNH
Trách nhiệm quản lý: Trương Thị Quỳnh Anh - Giám đốc Thư viện tỉnh
 Địa chỉ: Nguyễn Văn Linh - TP Đồng Hới  - Tỉnh Quảng Bình
Điện thoại: (0232) 3822023 - Fax: (0232) 3823827 | Email: thuvientinhqb@gmail.com
 Giấy phép số: 09/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Quảng Bình cấp ngày 04/10/2021

 Ghi rõ nguồn "Website Thư viện tỉnh Quảng Bình" khi phát hành lại thông tin từ Website này

 

Đang Online: 0009
Lượt truy cập: 1382592